Minh Ngoc's Journey

A Life Traveller – A Storyteller – A Writer

Chánh niệm hay tỉnh thức có thực sự khó đến vậy?

chánh-niệm

Hôm nay mình lại được nhắc nhở về chủ đề này thông qua một chiếc thư online từ Thiền Sư Thích Nhật Hạnh. Lần này là một đoạn clip TED Talk của Sister True Dedication (không biết dịch ra pháp danh như nào). Đại để cô nói rằng, trong truyền thống Zen, có 3 câu hỏi bạn có thể nhắc mình mỗi ngày, để đánh thức bản thân và để sống chánh niệm hơn, có mục đích hơn.

Đó là: 

  1. Who am I? Tôi là ai? – Khi hỏi câu này, bạn nên nhớ thân xác này của bạn là các mảnh ghép của cha mẹ ông bà tổ tiên và hàng nghìn nghìn những yếu tố thiên nhiên khác của hành tinh Trái Đất này. Nói một cách ngắn gọn, bạn là một đại diện cho chủng loài của mình – con người và là một đại diện cho sự sống của Trái Đất này. 
  2. Where am I? Tôi đang ở đâu? – Bạn có đang ở hiện tại? Bạn có đang ở đây, nơi chốn này không? Câu hỏi này cho phép bạn nhìn nhận lại, cảm nhận không gian và thời gian xung quanh. Để bạn biết rằng từng hơi thở, từng bước chân đi, bạn đang mang trên mình cả một vũ trụ bao la. Từng thời khắc lại là một giây phút nhiệm màu. Hỏi câu này, để bình tâm định lại những luồng suy nghĩ, có thể là những hớt hải thường nhật. 
  3. What do I really want? Bạn thực sự muốn điều gì? – Cái muốn này nhìn sâu xuống nữa, nó không chỉ là một hành động, một vật thể, nó có thể là một trạng thái – Being. 

Hành động phản tư hằng ngày với 3 câu hỏi này, trong từng bước đi, sẽ dần đánh thức ta dậy. Có một sự thật là, nếu chúng ta cứ mãi đi trên con đường ta đang đi, chắc chắn kết cục đích đến của nền văn minh nhân loại hiện nay sẽ sớm chấm dứt thôi. Đã có rất nhiều nền văn minh lụi tàn, của chúng ta cũng không khác nhau mấy đâu. 

Nếu sự tỉnh thức của ta với khả năng nhìn nhận sự thật hiện nay không đủ mạnh, thì hành động mà ta làm cũng sẽ không đủ mạnh mẽ, để tự chữa lành cho bản thân và để bảo vệ hành tinh này. Chúng ta cần phải nhận ra các tổn thương và hiện diện của sự thật , để dần dần tỉnh thức. Hai yếu tố này (tổn thương và sự thật) có một sự liên kết rất sâu đậm. 

Chỉ khi ta dám đưa những thông tin và sự thật hiện hữu kia vào các xúc cảm trong chính cơ thể của mình, ta mới tỉnh ngộ và nhận ra sự quý giá của cuộc sống này. Đồng thời ta cũng sẽ nhìn ra mối hiểm họa đang hiện hữu với chính mình và hành tinh này. 

Ta có sức mạnh tâm linh chứ. Từng hơi thở và bước đi trong chánh niệm sẽ cho ta sự ổn định và không-sợ-hãi. Một khi ta đã vươn tới sự kết nối với tự nhiên; thiên nhiên ngoài kia sẽ nâng đỡ những tâm hồn này và chữa lành cho chúng ta. Trái Đất, tổ tiên và cả các hậu duệ, tất cả mọi người đang ở đây, với ta, trong giây phút này. Họ sẽ cho ta sự rõ ràng để nhận ra sự thật, và can đảm để thực hiện những hành động yêu thương mạnh mẽ hơn. 

Và với sự tỉnh thức cùng sức mạnh tâm linh này, điều đó là có thể để tất cả chúng ta hành động, một cách khẩn trương hơn cho ngày hôm nay và tiến về sự tự do vĩnh hằng.  

Đoạn trên là mình dịch lại trong phần cuối của bài nói, vì quá xúc động nên mình dẫn lại hầu như vẹn toàn. Trong bài nói của cô, có một câu hỏi mình bị thuyết phục lắm: 

Life is there for us, but the question is, are we there for life? 

Cuộc sống thiên nhiên vạn vật luôn ở đó chờ ta, câu hỏi là, ta có ở đó với vạn vật? 

Một chút tâm tình nhân một ngày cuối đông. 

Bài nói của Sister True Dedication (Sư cô Hiến Nghiêm) về Chánh Niệm
Bạn có thể xem bài cảm nghĩ của mình về "Tỉnh Thức để làm gì?" 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status